Mekong 2 ngày 1 đêm
Ngày 1: Sài Gòn – Gò Công – Bến Tre: Ruộng lúa – Vựa dừa
Cách thành phố Hồ Chí Minh 50km, xuôi theo phía Bắc, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang của người Khơ Me hiện dần ra với những ruộng lúa ngút tầm mắt bao bọc bởi hai cửa sông Mê Kông. Nơi đây là chốn cư ngụ của loài chim Khổng Tước – chim Công nên cái tên Gò Công hay Đồi Công bắt nguồn từ đó. Đất đai nơi đây màu mỡ, phì nhiêu có thể trồng 3 vụ lúa trong năm cho ra những hạt gạo trắng thơm ngon nức tiếng. Không chỉ nổi tiếng bởi đất trồng cây mà nơi đây còn được biết đến như đất trồng người khi là quê hương của các nữ nhân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Hoàng Hậu Từ Dũ (1810-1902) và Nam Phương Hoàng Hậu (1914-1963). Các thành phố thuộc tỉnh Gò Công có nền văn hóa đa dạng, phong phú với nhiều giai thoại lịch sử nổi tiếng:
Lăng mộ dòng họ Phạm Đăng:
Dòng họ Phạm Đăng có ông Phạm Đăng Khoa là người khai hoang lập nghiệp ở Gò Công.
Hậu duệ đời thứ tư là Đức quốc công Phạm Đăng Hưng tức ông ngoại của vua Tự Đức sinh thời là một công thần có nhiều đóng góp cho đất nước nên khi ông qua đời triều đình nhà Nguyễn đã cho xây lăng mộ nhằm tưởng nhớ công đức của dòng họ Phạm Đăng với đất nước. Người dân Nam bộ vẫn quen gọi là “Lăng hoàng gia” dù Phạm Đăng gia là người ngoại tộc do vị nhưng do kiến trúc lăng mộ xây theo lăng tẩm vua quan lúc bấy giờ.
Lăng mộ được xây dựng năm 1992 với lối kiến trúc pha trộn giữa phong cách đền chùa vùng An Nam và hơi hướng phương Tây. Đây được coi là biểu tượng tiêu biểu của ảnh hưởng văn hóa Pháp tại Việt Nam.
Nhà Đốc phú sứ Nguyễn Văn Hải:
Đây là một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu của giới phú hào, địa chủ ở lưu vực sông Mê Kông còn được bảo toàn gần như nguyên vẹn cho tới ngày nay. Ngôi nhà được tu sửa năm 1890 theo lối kiến trúc roman du nhập từ Pháp kết hợp cùng lối trang trí thuần Việt với 70 cổ vật như hoành phi, câu đối và đồ gỗ trạm trổ tinh xảo do ông Nguyễn Văn Hải cất công sưu tập.
Hưng Đức Tự:
Nơi đây không chỉ là một địa điểm lịch sử – văn hóa mà còn duy trì hoạt động khám chữa bệnh miễn phí cho các phật tử. Các thầy thuốc nam và các sư thầy thăm khám cho bệnh nhân, chữa trị bằng các phương pháp châm cứu, bấm huyệt và kê thuốc nam. Các loại thuốc được các thầy thu thập từ nhiều vùng lân cận và phơi khô ngay trong sân Hưng Đức Tự.
Từ Gò Công băng qua ruộng lúa và vườn rau bằng xe đạp chúng ta sẽ tới làng chài Tân Điền nằm sát bờ biển. Sau khi thưởng ngoạn cảnh sắc nơi đây, chúng ta sẽ dừng chân nghỉ trưa vừa ngắm nhìn bãi biển vừa thưởng thức hải sản tươi sống trong các nhà hàng địa phương.
Sau khi nghỉ trưa, quý khách thong dong trên xe đạp dọc vùng Bến Tre tới đền Cao Đại khám phá thời kỳ hưng thịnh của các tôn giáo Châu Á: Nho giáo – Đạo giáo – Phật giáo.
Vào cuối ngày cùng đắm chìm trong ánh chiều tà ở ngôi làng nhỏ được bao quanh bởi rặng dừa thơ mộng. Chúng ta cùng thăm Trang gia, trực tiếp hái dừa tại điền viên của gia đình và nghỉ ngơi thưởng thức trái dừa mọng mát. Chậm rãi đạp xe dạo quanh làng hòa mình vào đời sống của cư dân lưu vực sông Mê Kông rồi quay lại Trang viên dùng cơm tối.
Ăn tối và nghỉ đêm tại Trang viên.
Quãng đường: 3h30 – 130 Km
Điểm nhấn:
– Các di tích, kiến trúc thời Pháp thuộc.
– Gặp gỡ sư thầy và thầy thuốc ở Tự.
– Đi dạo bằng xe đạp thưởng thức cảnh quê yên bình.
– Thưởng thức hải sản tươi sống ở làng chài vào bữa trưa.
– Nghỉ đêm trong gia đình địa phương.
Ngày 2: Bến Tre – Mỹ Tho – TP. Hồ Chí Minh (bao gồm bữa sáng, bữa trưa)
Sau khi dùng bữa sáng, quý khách rong ruổi trên xe đạp, băng qua những con đường mòn rợp bóng cây tới cồn Ốc – một cồn nhỏ có nhiều ốc bám vào các loại cây ngập nước trên nền đất phù sa nên được đặt tên là cồn Ốc. Nơi đây nổi tiếng với các đặc sản trái cây phong phú và đặc biệt có tới 20 giống dừa khác nhau. Quý khách còn được nghe người dân nơi đây kể về chuyện nghề, chuyện đời từ thuở chiến tranh với giọng điệu dân dã đậm chất đồng bằng Nam bộ.
Đến trưa, quý khách về lại Trang gia dùng bữa rồi quay lại TP. Hồ Chí Minh. Trên đường đi chúng ta sẽ nghỉ chân ở Mỹ Tho, phởn phơ ngồi thuyền khám phá các miệt vườn ở đảo Thới Sơn thuộc sông Tiền – một nhánh sông Mê Kông.
Tới TP. Hồ Chí Minh vào cuối ngày.
Tổng quãng đường: 2h30 – 100 Km
Nghỉ đêm tại Maison Quê.